
Khi sử dụng VPSSIM trên VPS , bạn có thể backup code và mysql rất dễ dàng với tiện ích tích hợp sẵn nhưng tất cả những dữ liệu này đều nằm trên VPS đang sử dụng. Vì vậy, giải pháp này vẫn chưa an toàn khi VPS gặp sự cố dữ liệu backup vẫn có thể mất hết. Cách tốt nhất là bạn backup dữ liệu sang một VPS khác,và bạn có thể chọn nhà cung cấp VPS khác thì sẽ an toàn hơn nữa khi tránh được rủi ro với data center .
Mục Lục Nội Dung
- 1 Chuẩn bị VPS để lưu backup
- 2 Cài đặt rsync cho cả hai VPS chính và phụ
- 3 Cho phép VPS đang sử dụng có thể đăng nhập vào VPS lưu backup mà không cần nhập mật khẩu
- 4 Tạo script backup Code và database
- 5 Upload file backup_VPS.sh lên VPS và Chmod
- 6 Tạo Cronjob để backup VPS tự động
- 7 Kiểm tra cronjob đã add thành công chưa
- 8 Cách phục hồi VPS từ VPS backup
Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tự động backup hàng ngày code và database của VPS sang một VPS khác.
Bài viết cho VPS sử dụng VPSSIM để cài đặt PHP-FPM, Nginx và MariaDB nên folder chứa tất cả các website là home. Bạn thay đường dẫn cho phù hợp với VPS của mình nhé !
Về cách phục hồi lại VPS từ VPS backup, bạn có thể xem tại: Hướng dẫn phục hồi website và database trên VPS/Server từ VPS backup
Chuẩn bị VPS để lưu backup
Bạn có thể tận dụng các mã giảm giá của VULTR , Digitalocean, Ramnode, để mua cho mình một VPS mới để sử dụng làm VPS backup. VPS này không cần cấu hình cao mà chỉ cần dung lượng ổ cứng đáp ứng đủ nhu cầu của bạn là được.
Xem thêm:
- Danh sách VPS tốt nhất HostingAZ khuyến khích sử dụng
- Cài đặt, quản lý, tối ưu và bảo mật VPS với VPSSIM
Cài đặt rsync cho cả hai VPS chính và phụ
Chúng ta cần có phần mềm rsync ở cả hai VPS để quá trình backup có thể thực hiện được.
Chúng ta sẽ cài rsync ở cả hai VPS bằng lệnh:
yum -y install rsync
Cho phép VPS đang sử dụng có thể đăng nhập vào VPS lưu backup mà không cần nhập mật khẩu
Với VPS lưu backup, bạn có thể chọn hệ điều hành ubuntu hoặc centos. Mình chọn centos và không cài đặt thêm một phần mềm nào khác ngoài CSF để chống hacker scan port và hack VPS này. Nếu VPS phụ cài đặt CSF thì Khi cài đặt CSF xong phải điền địa chỉ IP VPS chính vào csf.allow trong /etc/csf/ để VPS chính không bị csf chặn khi đăng nhập vào VPS phụ trong tất cả các trường hợp.
Bây giờ ta sẽ cho phép VPS chính có thể đăng nhập vào VPS phụ mà không cần nhập mật khẩu. Điều này giúp ta chuyển file backup sang vps phụ một cách tự động mà không cần login mỗi khi traffer file sang. Ta làm như sau:
Bạn đăng nhập vào VPS chính qua SSH và gõ lệnh sau:
ssh-keygen -f ~/.ssh/id_rsa -q -P ""
Lệnh trên sẽ tạo một SSH-Key trên VPS chính. Sau đó ta sẽ copy ssh -key này sang VPS phụ
ssh-copy-id -i ~/.ssh/id_rsa.pub IP_VPS_PHỤ
Nhập mật khẩu tài khoản root VPS phụ để hoàn thành việc copy ssh-key .
bạn thay IP_VPS_Phụ bằng IP chứa file backup của bạn nhé !
Ví dụ: IP VPS phụ là 123.456.789 thì ta dùng lệnh như sau:
ssh-copy-id -i ~/.ssh/id_rsa.pub 123.456.789
Sau khi hoàn thành bước này, ta tiếp tục tới bước tiếp theo.
Tạo script backup Code và database
Chú ý: Ta sẽ backup dữ liệu bên VPS chính sang VPS phụ vào thư mục backup trong home. Vì vậy trước khi backup, bên VPS phụ ta cần tạo foder backup trong home và chmod 777 cho folder này.
Ta dùng lệnh sau bên VPS phụ :
mkdir /home/backup chmod -R 777 /home/backup
Trường hợp với MySQL engine là MyISAM
(xem thêm về MySQL engine và cách chọn engine tốt nhất cho website )
Với MySQL là MyISAM ta có thể sử dụng cách backup đơn giản dưới đây hoặc dùng cách backup dành cho innodb đều được
Với MyISAM bạn có thể backup database rât đơn giản bằng cách chuyển toàn bộ thư mục mdysql sang vps phụ là ta có thể backup xong database rồi. Khi cần restore, ta chỉ việc đưa folder mysql backup về vị trí cũ là xong.
Bây giờ ta sẽ tạo một script sử dụng rsync (một tiện ích có sẵn trên linux) để backup toàn bộ code, database, folder nginx (chứa các file vhost )
Tạo một file trên backup_VPS.sh với nội dung sau:
#!/bin/bash rsync -avz -e ssh /home/ root@IP_VPS_PHỤ:/home/backup/home/ rsync -avz -e ssh /var/lib/mysql/ root@IP_VPS_PHỤ:/home/backup/mysql/ rsync -avz -e ssh /etc/nginx/ root@IP_VPS_PHỤ:/home/backup/nginx
Khi script backup_VPS chay, nó sẽ sao lưu thư mục home, mysql , và nginx sang bên VPS phụ với các folder tương đương trong home/backup bên VPS phụ. Nếu bạn muốn backup từng website cụ thể, bạn có thể chỉnh sửa đoạn mã trên theo ý mình.
Nếu bạn sử dụng cache cho website của mình, ta có thể thêm lệnh clear cache trước khi backup. Ta thêm lệnh sau vào dưới dòng #!/bin/bash trong backup_VPS.sh :
rm -r -f /home/hostingaz.info/public_html/wp-content/cache
Bạn thay đường dẫn folder cache cho chính xác với đường dẫn của bạn nhé !
Trường hợp với MysSQL engine là Innodb hay bất kỳ Engine khác
Trong trường hợp này, bạn sử dụng mysqldump để backup database sau đó rsync file backup sang VPS phu. Xem thêm về mysqldump tại Sao lưu và phục hồi database dung lượng lớn bằng mysqldump
Cách thực hiện như sau:
Tạo một folder mới trong thư mục chứa tất cả các website – home. Ta đặt tên folder này là backupmysql chẳng hạn.
mkdir /home/backupmysql
Bạn tạo một file tên là backup_VPS.sh với nội dung sau:
#!/bin/bash mysqldump -u root -p[mat_khau_mysql] --all-databases | gzip > /home/backupmysql/`date +"%Y-%m-%d"`_dbbackup_.sql.gz rsync -avz -e ssh /home/ root@IP_VPS_phụ:/home/backup/ rsync -avz -e ssh /etc/nginx/ root@IP_VPS_PHỤ:/home/backup/nginx
Mình giải thích đoạn mã trên nhé !
mysqldump -u root -p[mat_khau_mysql] --all-databases | gzip > /home/backupmysql/`date +"%Y-%m-%d"`_dbbackup_.sql.gz
chúng ta sẽ backup tất cả các database với người dùng là root, nén nó lại và đưa về folder backupmysql trong thư mục home. File backup này đặt tên theo ngày tháng backup.
Nếu bạn backup từng database thì dùng lệnh sau thay cho lệnh trên:
mysqldump -u root -p[mật_khẩu] tên_database | gzip > /home/backupmysql/`date +"%Y-%m-%d"`_ten_database_.sql.gz
ví dụ: ta backup tất cả các database với user là root, mật khẩu là 123456 ta được lệnh như sau:
mysqldump -u root -p123456 --all-databases | gzip > /home/backupmysql/`date +"%Y-%m-%d"`_dbbackup_.sql.gz
file backup sẽ có dạng: 2014-06-10_dbbackup_.sql.gz nếu lệnh tự động chạy trong ngày 10/6/2014.
Sau khi tạo xong file nén backup database, toàn bộ folder chứa các file nén này cùng với tất cả website sẽ rsync sang VPS phụ.
Cũng như trên ta có thể thêm tùy chọn delete cache bằng cách thêm mã sau vào dưới dòng #!/bin/bash trong file backup_VPS.sh
rm -r -f /home/hostingaz.info/public_html/wp-content/cache
thay đường dẫn đúng với đường dẫn cache website của bạn.
Upload file backup_VPS.sh lên VPS và Chmod
Ta upload backup_VPS lên thư mục home của VPS chính, sau đó sử dụng lệnh sau trong ssh để chmod file này
chmod +x /home/backup_VPS.sh
Tạo Cronjob để backup VPS tự động
Sau khi đã tạo xong backup_VPS.sh, upload lên vps, chmod xong. ta tạo một cronjob để nó run tự động theo thời gian định trước. Nếu bạn chưa có Cronjob nào đang chạy bạn có thể dùng lệnh dưới:
echo '30 3 * * * /home/backup_VPS.sh' | crontab -
hoặc bạn dùng lệnh dưới để thêm cronjob backup vào phía dưới dòng cronjob đang chạy:
crontab -l > file; echo '30 3 * * * /home/backup_VPS.sh >/dev/null 2>&1' >> file; crontab file
Đoạn mã trên có nghĩa là hàng ngày vào lúc 3h30, script backup_VPS.sh sẽ tự động chạy để backup VPS cho bạn.
Kiểm tra cronjob đã add thành công chưa
Ta dùng lệnh sau để kiểm tra.
crontab -l
Nếu được kết quả như dưới là thành công
[root@hostingaz ~]# crontab -l 30 3 * * * /home/backup_VPS.sh
Để chọn thời điểm backup hàng ngày, hàng tuần hay các mốc thời gian khác một cách dễ dàng, bạn có thể sử dụng tiện ích tạo lệnh cronjob bằng GUi trên hostingaz.info. Bạn vào Tạo CronJob đơn giản cho VPS/Server bằng GUI nha.
Tất cả file backup sẽ đặt trong foler home bên VPS phụ nhé!
Cách phục hồi VPS từ VPS backup
Bạn xem cách phục hồi VPS từ VPS backup trong bài viết: Hướng dẫn phục hồi website và database trên VPS/Server từ VPS backup
Xem thêm:
Chúc các bạn thành công.
Cho mình hỏi này với Oánh ơi!
VPS Backup giờ mình ko để port 22 nữa mà đổi sang port khác, làm thế nào để login vào qua ssh key vậy.
câu lệnh này thì ko thấy được rồi: ssh-copy-id -i ~/.ssh/id_rsa.pub IP_VPS_PHỤ
Xin chào,
Mình backup tất cả các database với user là root ra 1 file như là “2015-08-24_dbbackup_.sql.gz” . Xin hỏi khi cần restore thì làm như thế nào.
Cam on
Chào bạn.
Bạn dùng lệnh sau để phục hồi database nhé:
gunzip < file_back_up.sql.gz | mysql -u root -p
Lưu ý: -p : bạn viết liền -p và mật khẩu nhé.
Bạn cho mình hỏi thêm là các site của mình là wp dùng w3 total cache, mình không muốn xoá cách trước khi backup mà chỉ muốn bỏ lại không backup mục cache thì sửa nội dung file .ssh thế nào?
Thanks!
Câu hỏi của bạn rất hay. Bạn tham khảo bài này nhé: http://www.webhostingtalk.com/showthread.php?t=616527
Mình sẽ update lại bài viết sau.
Cho mình hỏi cách này plugin backup tự động tìm các file mới/mới có thay đổi để sao lưu hay cứ tới lịch là sao lưu toàn bộ? Tại vì mình có mấy site chưá cả vài chục GB ảnh, nếu cứ sao lưu lặp vòng như vậy sẽ rất nặng tải cho server/
Thanks!
Lần backup đầu tiên nó sẽ copy toàn bộ dữ liệu sang VPS kia bạn ạ.
Sau đó, nó chỉ copy những file có sự thay đổi thôi nha.
Sau khi chạy mysqldump và file backup đã transfer tới VPS backup thì file đã backup vẫn còn trên VPS chính, theo thời gian thì số file này sẽ ngày càng nhiều, xin hướng dẫn cách nào xóa file này sau khi đã transfer xong hay sau một số ngày (vd: 7 ngày) một cách tự động.
Bạn có thể tạo một cronjob để xóa nó.
Cụ thể cái cronjob đó tạo như nào thế bác Oánh hướng dẫn với ạ :3
Bạn làm theo hướng dẫn này nhé: https://hostingaz.vn/3167-huong-dan-cronjob-crontab-vps-VPSSIM-cai-dat-quan-ly.html
Cảm ơn Oánh đã viết bài hướng dẫn chi tiết .
Xin hỏi là nếu VPS chính sủ dụng VPSSIM (với MariaDB) thì khi backup database thì chọn phương án “Trường hợp với MySQL engine là MyISAM” hay là “Trường hợp với MysSQL engine là Innodb hay bất kỳ Engine khác” là tốt nhất khi restore? .
Xin cảm ơn
Nếu bạn dùng config mặc định của VPSSIM thì engine là MyISAM bạn ạ.
MyiSam với MariaDB khác nhau chỗ nào vậy bác.
MariaDB cũng giống như MySQL còn MyiSAM là gì, bạn có thể tham khảo ở đây nhé.
Tuyệt vời…vấn đề đã được giải quyết
CÁm ơn em nhiều nhé.
Hi oánh
Khi anh thực hiện đến đoạn này
ssh-copy-id -i ~/.ssh/id_rsa.pub IP_VPS_PHỤ
Thì nó báo thế này thì mình phải làm sao nhỉ
-bash: ssh-copy-id: command not found
Cám ơn OÁnh.
Hi Anh.
Anh thử cài thêm openssh xem sao:
yum -y install openssh-clients
Ngon rồi thím, đã tìm ra nguyên nhân vì sao =)). Mà thím cho em hỏi là cái Mysl nó không nén lại nhỉ vào thư mục thấy tè le hết
tưởng là nó nén dạng .sql nhỉ @@ có cách nào cho nó nén lại giống export từ phpadmin ra trước khi nó backup không thím 
Về MySQL, đuôi SQL là chưa nén.
Với các website có database lớn tầm vài GB , như website truyện, backup MySQL mà để đuôi SQL thì chết :D, chuyển sang TAR.GZ chỉ tầm vài trăm MB thôi.
Vậy bác cho nó nén lại trước khi upload lên VPS phụ ý, để cho nó nhẹ đi
không để nguyên cũng khá nặng. Còn nguyên nhân thì nó là do cái thao tác sử dụng notepad paste cái mã vào rồi save lại thành file backup_VPS.sh thực chất em nghĩ nó được mà ko hiểu sao lại đếch được. Đoán đoán nên thử dùng nano để soạn thì nó đọc được =)) em chịu luôn nó chạy được là đc rồi =))
Trong bài có hướng dẫn sử dụng MySQLdump để nén lại mà

Chính xác là dùng nano là chuẩn nhất.
Mình dùng linux, dùng trình soạn thảo có sẵn của nó ít khi bị lỗi lắm.
Mà Linh chuyển sang dùng Linux đi. Dùng debian rất tuyệt đó. Không có Virus nên yên tâm khi sài VPS lên rất nhiều.
Em cũng không biết, quen sài windows rồi tại em cũng ko chuyên mấy cái này. Để em tham khảo sài thử xem thế nào
Dùng linux có cảm giác như mình đi chinh phục “Pretty girl” ấy. Tìm tòi cách cài đặt, rồi cách cài phần mềm, xử lý sự cố như tìm “kế” tán nàng. Khi chưa fix được lỗi nào đó, hay chưa vọc được nó cũng có cảm giác như khi gửi SMS mời nàng “Pretty girl” ấy đi dạo mà nàng từ chối. Và cảm giá sảng khoái khi fix thành công 1 lỗi mình gặp phải hay tìm được một phần mềm mình đang cần như được “nàng ” nhận lời. Rồi khi dùng được rồi, cảm giác nó “đã” như cưa đổ nàng “pretty girl” đó. Rất Yourmost
Thím check email nhé, em hỏi xíu tại lo lo có vấn đề gì
hy vọng là nó ko sao cả mà vẫn ổn cả 
Mình nghĩ như vậy là được rồi. Nếu database dung lượng không cao, cứ bê nguyên cả folder MySQL đi, lúc restore thì resync nguyên folder đó lại có phải tiện hơn không
Tại em test tự dưng thấy mấy dòng báo fail làm khiếp khiếp nên hỏi thím cho chắc ăn. Mà cho mình hỏi tại sao nó báo fail nhỉ @@, nếu mình xóa hết đi thì nó lại up lên được còn có sẵn cái up cũ thì nó báo mấy dòng fail @@. Liệu có sao ko thím @@
Bây giờ bạn test nó đi.
thử cho chạy mấy lần, sau đó kiểm tra trong vps backup có file backup không ? thử restore xem kết quả như thế nào. Như vậy là chắc chắn nhất.
Có bác, em kiểm tra thì cái file dữ liệu SQL được nén nó táng lên rồi, tức là tối qua em test ngày 26, hôm nay kiểm tra có 1 file ngày 27 rồi. Nó hoạt động ok, tuy nhiên cái code các thư mục ý, nó ko chép đè lên được hay sao ý. Giả sử xóa hết các thư mục backup và chạy thì nó chạy ok. Nhưng sau 1 lần ròi thì nó báo fail hình như nó phát hiện trùng tên file hay gì đó. Em đoán vậy, chỉ riêng thư mục home thì nó backup cái thư mục SQL nén thôi @@ nghe khó đỡ phết.
Code bên VPS chính thay đổi gì thì bên VPS backup sẽ thay đổi theo chứ :D.
Bạn có thể tạo 1 file => chạy backup => thay đổi nội dung file đó => chạy backup => kiểm tra để so sánh.
Ơ hay nhỉ? em thấy buồn cười rồi, em thử thay đổi nội dung 1 file thì nó up mỗi file đó lên
thế hóa ra nó phát hiện được nội dung có thay đổi hay không nữa hả bác, còn nếu trùng thì nó ko thèm up lên mà báo fail
buồn cười nhỉ. Thấy thích rồi đó
Yes. Thế nên mình mới cho nó backup tự động VPS được chớ
Chỉ luôn lệnh test đi thím, không em cứ ngồi đợi 3h30 sốt ruột lắm. Để em thử cái xem của em nó đã hoạt động chưa
cd /folder_dat_backaup_vps
./backup_vps
script chạy là okie thím ạ
nếu nó chạy thì có biểu hiện gì không em đánh cd /home ./backup_vps mà ko thấy hiện tượng gì? =))
Nó sẽ xuất hiện các dòng file rsync sang VPS backup thím ạ.
nếu không có biểu hiện gì là chưa được rồi.
ứ thấy gì thím ạ, vừa cài lại từ a-z mà oánh lệnh đó vào nó cũng chẳng thấy gì cả, thím soi lại cái thao tác em mở notepad++ rồi thêm
#!/bin/bash
rsync -avz -e ssh /home/ root@IP_VPS_PHỤ:/home/backup/home/
rsync -avz -e ssh /var/lib/mysql/ root@IP_VPS_PHỤ:/home/backup/mysql/
rsync -avz -e ssh /etc/nginx/ root@IP_VPS_PHỤ:/home/backup/nginx
Sau đó em lưu với tên là backup_VPS.sh liệu có bị sao không, mà của em nó ứ hoạt động @@
Thôi em đành để sáng mai xem thế nào vậy, nghe thím nói chắc đếch được rồi. Có thể vps bên linode nó ko cho chơi bài này chăng @@
Linode là ngon nhất rồi. Chắc thím lỗi công đoạn nào thôi.
Chất lượng nó thì ok hơn cả Vutrl với DO hay nói tới ông hoàng ramnode cũng ko đú nổi. còn em làm theo hướng dẫn mà. bác xem thử sai chỗ nào.
Bước 1: cài hz v3.3 cho VPS chính
Bước 2: yum -y install rsync (cả 2 vps chính và phụ)
Bước 3:
3.1 gõ lệnh này trên vps chính: ssh-keygen -f ~/.ssh/id_rsa -q -P “”
3.2 tiếp tục gõ lệnh này trên vps chính ssh-copy-id -i ~/.ssh/id_rsa.pub IP_VPS_PHỤ (điền mỗi mật khẩu là thấy nó copy sang bên vps phụ được không thấy đòi user em đã gửi bác cái đoạn nó hỏi đó)
Bước 4: tạo thư mục backup trên VPS phụ và chmod 777 thư mục này
mkdir /home/backup
chmod -R 777 /home/backup
Bước 5: em tạo file backup_VPS do sài script của bác nên em chơi đoạn này. mở notepad paste nó vào và lưu lại với backup_VPS.sh
#!/bin/bash
rsync -avz -e ssh /home/ root@IP_VPS_PHỤ:/home/backup/home/
rsync -avz -e ssh /var/lib/mysql/ root@IP_VPS_PHỤ:/home/backup/mysql/
rsync -avz -e ssh /etc/nginx/ root@IP_VPS_PHỤ:/home/backup/nginx
Bước 6: Em upload cái file backup_VPS.sh lên VPS chính vào thư mục home sau đó chmod theo hướng dẫn.
Bước 7: em đánh lệnh này trên VPS chính
echo ’30 3 * * * /home/backup_VPS.sh’ | crontab –
Bước 8: kiểm tra thử bằng lệnh crontab -l thấy nó hoạt động cái cronjob
Bác xem thử quy trình em làm sai sót chỗ nào sao nó ứ hoạt động là sao Hiếp Me :( em mỏi cánh với nó 2 3 hôm rồi bác ợ haizz
Chính xác là như vậy.
Bạn chạy lệnh ssh-keygen -R IP_VPS_phụ trên VPS chính và ssh-keygen -R IP_VPS_chính trên VPS phụ rồi làm lại xem nào.
Mình không hiểu nữa …
mà bạn chạy lệnh
cd /home
./backup_VPS
nó báo sao ?
[root@5-223 ~]# cd /home
[root@5-223 home]# ./backup_VPS
-bash: ./backup_VPS: No such file or directory
Nó báo vầy đó thím không tồn tại file hay là thư mục vãi thật @@
ủa, như vậy là NOT FOUND mà.
KHông có file backup_VPS trong home mà ?
Ô, lúc thì thím dùng tên file là backup_VPS, lúc thì backup_VPS.sh nhỉ ?
em chịu chỗ này, đều làm theo hướng dẫn của thím thôi, cái đoạn đó em copy từ website của thím bỏ vô notepad++ và lưu nó với tên backup_VPS.sh y chang hướng dẫn, còn giờ oánh cái lệnh kia ko thấy nó hoạt động còn em sao biết thế nào là backup_VPS.sh với lại không có? cái này em chịu ạ, chỉ phang theo thím chỉ thôi mà @@
Mình chưa đọc kỹ, tưởng thím đặt tên file là backup_VPS.
bây giờ
cd /home
./backup_VPS.sh
[root@5-223 home]# ./backup.sh
-bash: ./backup.sh: /bin/bash^M: bad interpreter: No such file or directory
[root@5-223 home]#
nó báo vậy, em vừa remove đi và tạo lại nhé, em đặt tên giờ là backup.sh @@
Đặt tên chuẩn với các lệnh trên chắc chắn sẽ found chứ không phải notfound được
Bác xem dùm quy trình em làm có đúng không nhé, xem thật kỹ ạ. Còn em hết cách rồi lại rebuid lại và cài lại vps chơi lại phát cuối xem sao, hơi nản rồi @@
Không cần rebuild đâu.
chỉ cần chính xác tên file là được rồi/.
bó tay và xin thua, bác rảnh thì làm cái video anh em xem cho cụ thể, chứ như này em lạy hồn luôn rồi, vừa cài lại script phát nữa cũng thế =)) chán rồi
cách trên là cách backup VPS đơn giản nhất đó thím.
Đang mò cái này, thím cho em hỏi với ví dụ giờ em có 2 con VPS chính và 1 con phụ chuyên để lưu dữ liệu backup có được không? hay chỉ có thể hoạt động 1 chính 1 phụ mà ko thể nhiều chính 1 phụ. OK thím
Thím test luôn đi rồi báo kết quả nào
Tềnh hình là ko ổn thím ạ, nó không hoạt động em làm y chang rồi. Quả này chắc nhờ thím team view hộ em với. Cho em xin cái skype qua email với @@. Khó chơi quá. Em sài Hz bản v3.3 cho VPS chính (sài bên linode) còn vps phụ em sài 1 gói openvz bên ramnode không cài gì cả ngoài Cenos 6 + CSF nhờ thím hướng dẫn chi tiết. Lỡ làm thử mà không hoạt động rồi :(
Cái này hay quá Oánh ạ, Nhưng Cường có chút thắc mắc là nếu muốn bỏ quyền của VPS phụ (Tức là set quyền login qua VPS chính) thì phải làm thế nào.
Ví dụ như Cường muốn bỏ VPS phụ để thay thế bằng 1 IP VPS phụ khác thì phải làm sao.
Bác có thể thêm VPS phụ khác mà không cần remove VPS cũ đi bác ạ.
Nhưng bác có thể remove đi bằng lệnh dưới bác ạ :
ssh-keygen -R IP_VPS_cũ
Nếu bên VPS phụ sử dụng port # 22 thì mình chỉ định port như thế nào vậy bạn ?
Nếu mình dùng password thay cho SSH key thì sao nhỉ ?
Một máy mà connect dạng passwordless đến nhiều VPS khác nhau có được không ?
Thanks !
Hi bác. Nếu VPS phụ sử dụng port khác port 22, bác có thể tham khảo bài viết này: http://linoxide.com/linux-command/rsync-over-ssh-on-different-port-in-linux/
VPS phụ của em , em cũng cài CSF, scan port sai 1 lần pass là block luôn IP lên cũng không cần change port.
Em cũng không biết cách dùng password thay cho ssh key bác ạ.
Em thử thì một VPS có thể kết nối passwordless tới nhiều VPS khác bác ạ.
Mình cũng đang dùng cách này để backup VPS, rất hay :) .
cảm ơn bạn đã ủng hộ.