Danh mục bài viết
Tổng hợp 5 xu hướng chuyển đồi số tốt nhất cho doanh nghiệp 2024
Chuyển đổi số là một khái niệm rất thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông. Trong thời đại mà cuộc sống của con người được bao vây bởi công nghệ, chuyển đổi số là một phương thức giúp doanh nghiệp trụ vững trên thị trường. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn 5 xu hướng chuyển đổi số hay nhất hiện nay.
Chuyển đổi số là gì?
Khái niệm chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình thay đổi cơ bản về cách thức hoạt động của một doanh nghiệp, cụ thể là tích hợp công nghệ ở tất cả các cấp của doanh nghiệp. Đồng thời chuyển sang chiến lược kinh doanh trực tuyến và được kết nối hoàn toàn..
Chuyển đổi số không dừng lại ở việc thêm nhiều công nghệ ưa thích vào hoạt động của doanh nghiệp và phải tận dụng sự tiên tiến trong công nghệ để thay đổi căn bản phương thức vận hành, mô hình kinh doanh và quan trọng nhất là tạo ra các giá trị, trải nghiệm cho khách hàng của doanh nghiệp.
Để có một bước chuyển mình thực sự, các doanh nghiệp cần thay đổi cách nghĩ về sự kết nối giữa khách hàng, các phòng ban và các đối tác khác. Đây không chỉ là sự cải tiến, mà còn là một quá trình biến đổi.
Khái niệm này đã xuất hiện rất lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì mới phổ biến trong những năm gần đây.
Tại sao chuyển đổi số lại quan trọng?
Chuyển đổi số giúp kết nối và thu hẹp khoảng cách của các bộ phận trong doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình truyền thống, các phòng bộ phận thường hoạt động riêng lẻ. Vì vậy, khi có công việc cần xử lý rất xảy ra tình trạng chậm trễ, điều này làm ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi áp dụng công nghệ trong chuyển đổi số, bức tường ngăn cách giữa các phòng ban được phá bỏ, hiệu suất công việc từ đó cũng được cải thiện đáng kể. Do đó, chuyển đổi số sẽ giúp mọi hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực vì hầu hết công việc đều đã được tự động hoá và bán tự động.
Thúc đẩy hiệu quả trong công việc quản trị doanh nghiệp
Chuyển đổi số giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn trong việc theo dõi các báo cáo về hoạt động sản xuất – kinh doanh mà không cần phải tốn nhiều thời gian cho nhân viên ngồi làm báo cáo thống kế số liệu qua bản cứng.
Hơn nữa, mọi thông tin, số hoá về hoạt động doanh nghiệp đều được thể hiện một cách minh bạch, chi tiết bằng các con số rõ ràng. Điều này hạn chế những rủi ro về chi phí ẩn, quỹ đen từ đó tối ưu hoá doanh thu hiệu quả.
Tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên
Dù không thể thay thế hoàn toàn cho con người, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, từ đó tạo ra giá trị cao hơn.
Ngoài ra, chuyển đổi số còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động thao tác những công việc tạo ra giá trị thấp. Vì vậy, nhân lực sẽ được tập trung tham gia và phát triển những công việc có giá trị cao hơn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chuyển đổi số là một phương thức để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạn chế lỗi đến từ con người nhờ có dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại.
Bên cạnh đó, nhân viên sẽ có thời gian để hoàn thiện, nâng cao chuyên môn, đồng thời tiến hành tối ưu giá trị cũng như chất lượng sản phẩm.
Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường
Những doanh nghiệp ứng dụng thành công chuyển đổi số sẽ luôn hiệu quả hơn trong việc vận hành so với các doanh nghiệp khác. Cụ thể, việc chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn trong việc tạo dựng mối quan hệ mật thiết, nhanh chóng với khách hàng. Cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm đẩy mạnh tiến trình mua bán, từ đó doanh thu vượt trội hơn so với các doanh nghiệp khác.
5 xu hướng chuyển đổi số đang được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi
Doanh nghiệp sẽ có các cách chuyển đổi số khác nhau tùy vào những công nghệ mà họ ứng dụng. Tuy nhiên, 5 xu hướng sau đây thường được sử dụng phổ biến nhất.
Phân tích nguồn dữ liệu lớn (Big Data)
Trong xu thế chuyển đổi số đang bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, nếu không sử dụng những công nghệ kỹ thuật phân tích hiện đại, một số dữ liệu khách hàng quý giá sẽ không được thu thập, xử lý và chuyển đổi thành tài sản có giá trị giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Phân tích dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp xác định được vấn đề, cơ hội cũng như giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning
AI được xem là một trong những công nghệ cao có tác dụng rất lớn đến việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và tự động hóa các nhiệm vụ. Machine Learning, tự động hóa tác vụ cơ bản và chatbot là những điển hình của AI. Trong dịch vụ tài chính, AI thường được sử dụng các trường hợp để phát hiện gian lận, đầu tư dịch vụ và các quy trình tự động phê duyệt những khoản vay xác định. Trong ngành bán lẻ, AI thường sử dụng cho các ưu đãi và khuyến mãi đã được cá nhân hóa.
Ứng dụng công nghệ mạng internet 5G
Việc góp mặt của nhiều tên tuổi lớn trong ngành viễn thông, những công nghệ ứng dụng 5G không chỉ mang đến tốc độ nhanh hơn mà mạng di động cũng trở nên đáng tin cậy hơn. Mạng 5G được xem là chìa khóa giúp chúng ta tiến vào thế giới mạng lưới vạn vật kết nối Internet (loT), trong đó các bộ cảm biến là một yếu tố quan trọng để trích xuất được dữ liệu từ đối tượng và môi trường.
Blockchain
Trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, Blockchain được đánh giá là công nghệ “chìa khóa” cho chuyển đổi số và cũng là yếu tố chính để xây dựng nền tảng công nghệ thông tin trong tương lai. Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu rõ ràng, minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm tối đa không gian lưu trữ và tính bảo mật cao, Blockchain được sử dụng như là một hình thức tiền điện tử phổ biến, ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực: quản lý tài sản, bất động sản, thực phẩm, bán lẻ,…
Hệ thống bảo mật an toàn
Bảo vệ thông tin của người dùng là vấn đề cấp bách và quan trọng hàng đầu của mọi hệ thống cơ sở dữ liệu. Để thông tin của người dùng được an toàn tuyệt đối, các doanh nghiệp về công nghệ đang dần sở hữu những hình thức bảo mật tốt hơn do ứng dụng các công nghệ hiện đại bậc nhất. Việc bảo mật thông tin luôn đi đôi với độ uy tín của chính doanh nghiệp.
Quy trình chuyển đổi số của doanh doanh
Bước 1: Đánh giá hiện trạng và xác định các mục tiêu của doanh nghiệp
Trước khi tiến hành chuyển đổi số, bạn cần phải biết rõ mục tiêu của doanh nghiệp mình là gì? Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi phù hợp và hiệu quả hơn thay vì áp dụng công nghệ một cách “mù quáng” mà chúng lại không mang lại giá trị đích thực.
Bước 2: Tìm hiểu kỹ những lợi ích mà công nghệ mang lại cho doanh nghiệp
Để quá trình chuyển đổi diễn ra thành công, doanh nghiệp phải có cái nhìn đúng đắn về các yếu tố công nghệ và cách ứng dụng chúng trong công việc mới có thể tối ưu hiệu quả hoạt động.
Các công cụ hỗ trợ công nghệ hiện nay khá phong phú, nhưng phải đảm bảo kết hợp giữa người và máy, có thể kết nối vạn vật và đặc biệt là an ninh mạng.
Bước 3: Lựa chọn các công nghệ cho hoạt động của doanh nghiệp
Tùy vào đặc thù trong ngành nghề của doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu chuyển đổi số khác nhau. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp phải dựa trên những vấn đề của mình để lựa chọn và kết hợp ứng dụng công nghệ cho giai đoạn chuyển đổi phù hợp hơn.
Ví dụ, bạn có thể dựa trên những mục tiêu chi tiết như cải thiện trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy năng suất kinh doanh, tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa bộ máy quản lý hoặc bảo mật an ninh mạng… để có thể lựa chọn một hoặc nhiều công cụ chuyển đổi số tối ưu nhất.
Bước 4: Quản lý được vòng đời của công nghệ kỹ thuật số
Công nghệ luôn phát triển theo từng ngày, do đó chúng cũng có vòng đời nhất định. Doanh nghiệp cần nắm rõ vòng đời của công nghệ đang ứng dụng để không ngừng cải và bắt kịp xu hướng, điều này sẽ giúp tối ưu chi phí khi chuyển đổi và tăng hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bước 5: Tích hợp các công nghệ vào trong chuyển đổi số
Tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà khách hàng sẽ đưa ra lựa chọn nhóm giải pháp công nghệ khác nhau. Ví dụ, với mục đích là chăm sóc và cải thiện mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp nên chọn nhóm các giải pháp hỗ trợ như Email automation, CRM, Chatbox,…Ngược lại, với mục đích bảo mật, mã hóa thông tin thì việc thiết kế website và tích hợp các giải pháp hạ tầng, bảo mật website lại là lựa chọn của khách hàng.
Chuyển đổi số là một bước chuyển mình hoàn hảo cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn trong thời buổi kinh tế khó khăn do dịch Covid. Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về chuyển đổi số. Chúc bạn sẽ áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình nhé!
FAQs về Chuyển đổi số
Những rào cản lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số là gì?
Không có tầm nhìn rõ ràng
Còn hạn chế về kinh phí.
Chọn sai công nghệ
Chọn sai người để sử dụng công nghệ
Kỹ năng sử dụng công nghệ còn hạn chế
Thiếu văn hóa chuyển đổi hoặc văn hóa dữ liệu.
Doanh nghiệp quá bận rộn, không có thời gian để chuyển đổi.
Một số yếu tố nội bộ và ngoại bộ khác
Internet vạn vật là gì?
Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị xung quanh con người thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. Internet vạn vật ngày càng trở nên quan trọng trong việc kết nối giữa môi trường thực và môi trường số.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có cần chuyển đổi số?
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể gặp khó khăn khi chuyển đổi số nhưng vẫn cần thực hiện quy trình này. Việc áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp tối ưu hóa về vận hành (tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện quản trị…); mô hình kinh doanh; tăng trải nghiệm của khách hàng,..
Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo là những nỗ lực để đưa trí tuệ của con người vào máy móc thiết bị giúp chúng có tư duy và nhận thức như một người bình thường, thậm chí là hơn.
Mọi thông tin đánh giá trên Hostingaz.vn đều được tổng hợp từ nhiều nguồn, từ khách hàng và từ trải nghiệm của các kỹ thuật viên mọi góp ý vui lòng gửi mail đến info@hostingaz.vn.
Danh mục bài viết